Nghiên cứu xác định hàm lượng γ-Polyoxymethylene (γ-POM) trong thuốc phóng keo balistit dùng cho các bình PAD và bình PUD
116 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.IPE.2024.9-15Từ khóa:
Thuốc phóng; PAD; PUD; Hàm lượng γ-POM; Ảnh hưởng; Mô đun; Nồng độ; Nhiệt độ; Thời gian; Thể tích.Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu xác định hàm lượng γ-POM trong thuốc phóng keo balistit dùng cho bình PAD và bình PUD bằng phương pháp khối lượng. Kết quả cho thấy, tại công đoạn phá mẫu, dung môi N,N-dimethylformamide được sử dụng làm môi chất để ngâm phá mẫu thuốc phóng với tỷ lệ khối lượng dung môi/thuốc phóng là 35, thời gian ngâm là khoảng 11 giờ, khối lượng mẫu là (3,0±0,1) gam. Ở công đoạn lọc hút, rửa đã lựa chọn được nồng độ HNO3 5% với thời gian lọc hút, rửa là 15 phút cho quá trình loại bỏ Pht-Cu-Pb, CaCO3 và thể tích ête êtylic là 40 mL, thời gian lọc hút, rửa là 30 phút cho quá trình loại bỏ vazơlin. Thông qua nghiên cứu, đã xây dựng được quy trình và tiến hành phân tích hàm lượng γ-POM có trong thuốc phóng keo balistit dùng cho bình PAD và bình PUD.
Tài liệu tham khảo
[1]. Ngô Văn Giao, “Tính chất thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa”, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội (2005).
[2]. Ngô Thế Khuề, “Ký hiệu thuốc phóng thuốc nổ”, Học viện KTQS, Hà Nội (1988).
[3]. Lê Duy Bình và cộng sự, “Nghiên cứu xác lập đơn thành phần và công nghệ chế tạo thuốc phóng TP193”, Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật, số 180, tr.125-134, (2016).