Khảo sát các thông số môi trường và tốc độ ăn mòn kim loại trong môi trường khí quyển tại Phan Thiết
168 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.84.2022.80-85Từ khóa:
Tốc độ sa lắng clorua; Tốc độ sa lắng SO2; Thời gian lưu ẩm; An mòn khí quyển.Tóm tắt
Bài báo trình bày kết quả xác định tốc độ sa lắng clorua, sa lắng SO2, các thông số về nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ ăn mòn thép cacbon, đồng, nhôm, kẽm ở khu vực ngoài trời và trong kho của đơn vị X đóng quân trên địa bàn TP. Phan Thiết. Kết quả cho thấy tốc độ sa lắng clorua và SO2 ở khu vực ngoài trời và trong kho đều khá thấp. Tuy nhiên, thời gian lưu ẩm ở hai vị trí có sự khác nhau rõ rệt, đồng thời tốc độ ăn mòn kim loại cũng có nhiều khác biệt. Trên cơ sở số liệu thu được, có thể phân loại hoạt tính ăn mòn khí quyển của Phan Thiết theo tiêu chuẩn ISO 9223:2012. Theo tiêu chuẩn này, môi trường khí quyển Phan Thiết khu vực ngoài trời xếp vào nhóm S1 về sa lắng clorua, nhóm P1 về sa lắng SO2, nhóm T4 về thời gian lưu ẩm. Dựa theo tiêu chuẩn 9226:2012 phân loại nhóm C3 về tốc độ ăn mòn thép, nhóm C5 về tốc độ ăn mòn đồng, nhóm C4 về tốc độ ăn mòn nhôm, nhóm C3 về tốc độ ăn mòn kẽm.
Tài liệu tham khảo
. Christofer Leygraf, Thomas Graedel, “Atmospheric corrosion”. A John Wiley and Sons, Inc. Publication, (2000).
. Karpov V.A và các đồng nghiệp, “Xác định tính ăn mòn khí quyển tại các trạm thử nghiệm khí hậu của Trung tâm Nhiệt đới Việt – Nga”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 3, 6-2013: 77-83, (2013). DOI: https://doi.org/10.58334/vrtc.jtst.n03.07
. Bùi Bá Xuân và các đồng nghiệp, “Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới biển đến trang thiết bị mới của Hải quân nhập khẩu từ Liên Bang Nga”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 9, 12-2015: 95-102, (2015). DOI: https://doi.org/10.58334/vrtc.jtst.n09.12
. Đồng Phạm Khôi và các đồng nghiệp, “Một số kết quả nhiệt đới hóa tổ hợp tên lửa phòng không Petrora C-125-2TM của QC PK-KQ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 20, 6-2020: 85-91, (2020). DOI: https://doi.org/10.58334/vrtc.jtst.n20.10
. International Standard ISO 9225:1992: Corosion of metals and alloys. Corrosivity of atmospheres methods of measurement of pollution, (1992).
. International Standard ISO 9226:1992: Corrosion of metals and alloys. Corrosivity of atmospheres. Determination of corrosion rate of standard specimens for the evaluation of corrosivity, (1992).
. International Standard ISO 8565:2011: Metals and Alloys – Atmospheric Corrosion Test – General Requirements for Field Test, (2011).
. International Standard ISO 8407:2009: Metals and Alloys – Procedure for removal of corrosion products from corrosion test specimens, (2009).
. Hà Hữu Sơn và các đồng nghiệp, “Xác định tính ăn mòn khí quyển tại một số vùng miền ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, số 6, 3-2014: 73-81, (2014). DOI: https://doi.org/10.58334/vrtc.jtst.n06.08
. Lê Thị Hồng Liên, “Ăn mòn và phá hủy vật liệu kim loại trong môi trường khí quyển nhiệt đới Việt Nam”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ 50 (6): 695-823, (2012).