Đánh giá tác động ngập nước và xâm nhập mặn đến hoạt động quân sự khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tình hình ứng phó tại các đơn vị
181 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.VITTEP.2022.167-177Từ khóa:
Ứng phó ngập/xâm nhập mặn; Giảm thiểu thiệt hại ngập/xâm nhập mặn.Tóm tắt
Tình hình ngập/xâm nhập mặn đang diễn ra trên địa bàn 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác động tiêu cực đến các hoạt động quân sự, công trình quân sự quân khu. Tác giả đã tiến hành lập bảng khảo sát, thu thập các phiếu điều tra, khảo sát hiện trạng ngập/xâm nhập mặn và tình hình ứng phó, giảm thiểu thiệt hại của các đơn vị bị ảnh hưởng tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các đơn vị bị ảnh hưởng nhiều bởi ngập nước và xâm nhập mặn vào thời điểm 2020 trở về trước. Tại thời điểm khảo sát, năm 2021-2022, các đơn vị đã và đang áp dụng các giải pháp thích nghi, ứng phó, giảm thiểu tác động của ngập nước và xâm nhập mặn, do đó, ảnh hưởng của ngập/xâm nhập mặn không còn nhiều như ở thời điểm trước. Các kết quả khảo sát cho thấy việc ứng phó và giảm thiểu tác động do ngập/xâm nhập mặn đạt hiệu quả tại thời điểm khảo sát so với các năm trước.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Minh Quân, “Đồng bằng sông Cửu Long nguy cơ mất an ninh nguồn nước: những nguyên nhân và thách thức”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (2020).
[2]. Mai Thị Duyên, Nguyễn Nhật Minh. “Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và nước biển dâng vùng đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Môi trường, số 4, tr 58-60, (2021).
[3]. Nguyễn Thanh Bình và nhóm tác giả, “Xây dựng công cụ đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến kinh tế - xã hội và áp dụng tính thử nghiệm cho ĐBSCL”, Tạp chí Biến đổi khí hậu, số 17, tr 21-29, (2021).
[4]. “Ngập lụt ở ĐBSCL: Nguyên nhân từ đỉnh triều "lịch sử" 40 năm qua” | Môi trường | Vietnam+ (VietnamPlus)
[5]. “Ngập lụt, sạt lở bủa vây các tuyến đường Đồng bằng sông Cửu Long” (baogiaothong.vn).