Nghiên cứu thiết kế thành phần mác nhiên liệu cho động cơ xuất phát
121 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.IPE.2024.89-95Từ khóa:
Thuốc phóng ballistit; Bài toán thuật phóng trong; Tính chất năng lượng; Xạ thuật.Tóm tắt
Nghiên cứu trình bày kết quả khảo sát, chế thử mẫu nhiên liệu động cơ xuất phát và đánh giá khả năng chế tạo tại Việt Nam. Mẫu nhiên liệu được chế tạo bao gồm NC, NG, DNT, Xentralit-2, CaCO3, vazơlin và PbO. Các kết quả đo đạc đặc trưng năng lượng, xạ thuật cho thấy mẫu nhiên liệu gồm (55,0÷57,0)% NC, (27,0÷29)% NG, (8,0÷10,0)% DNT, (2,0÷4,0)% Xentralit-2, (1,0÷1,5)% PbO, (1,0÷1,5)% CaCO3, (1,0÷1,3)% vazơlin có đặc trưng hóa lý, năng lượng tương đương với mẫu nhiên liệu của nước ngoài. Đây là cơ sở quan trọng trong việc xây dựng các chỉ tiêu hóa lý, năng lượng cho thỏi nhiên liệu ballistit của động cơ xuất phát.
Tài liệu tham khảo
[1]. Nguyễn Công Hoè, Trần Ba, Dương Đức Thục, “Một số vấn đề cơ sở về thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa rắn”, Viện Kỹ thuật Quân sự, tr.20-35, (1982).
[2]. Б.П. Жуков, “Энергетические конденсированные системы”, Янис-К, 596c, (1999).
[3]. И.В. Тишунин и М.М. Арш, “Курс порохов Ч. I- IV”, Москва, 235c, (1946).
[4]. М.А. Фиошина, Д.Л. Русин, “Основы химии и технологии порохов и твердых ракетных топлив, министерство образования российской федерации”, Москва, 207c, (2001).
[5]. Phạm Thế Phiệt, “Cơ sở tính toán thiết kế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn”, NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, tr.15-44, (2014).
[6]. Nghiêm Xuân Trình và cộng sự, “Thuật phóng trong”, NXB Học viện Kỹ thuật quân sự, tr.143-194, (2015).