TỔNG HỢP VẬT LIỆU SIÊU HẤP THỤ NƯỚC TỪ SỢI RƠM: ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT XÚC TÁC
170 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.75.2021.94-100Từ khóa:
Polyme siêu hấp thụ; Acrylamide; Xellulozơ; Trùng hợp ghép.Tóm tắt
Vật liệu siêu hấp thụ nước (Bio-SAP) từ xenlulo đã được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp ghép acrylamit lên xenlulozơ, sử dụng N,N’-methyl bisacrylamide (MBA) như chất tạo lưới. Trong nghiên cứu có sử dụng hai hệ chất xúc tác khác nhau là hệ kali pesunfat (KPS) và kali pesunfat /ascobic axit (KPS/AAs). Ảnh hưởng của loại và hàm lượng chất xúc tác đến quá trình trùng hợp như hàm lượng gel, tính chất cơ lý, độ hấp thụ nước và tính chất nhiệt của sản phẩm đã được nghiên cứu. Khi so sánh hai hệ chất xúc tác KPS và KPS/AAs cho thấy hàm lượng phần gel, độ hấp thụ nước cực đại và độ bền cơ lý của mẫu sử dụng hệ chất xúc tác KPS/AAs là cao hơn so với hệ KPS. Hàm lượng chất xúc tác KPS/AAs tối ưu là 1.25% khối lượng so với monome. Vật liệu Bio-SAP thu được có các đặc trưng tính chất: hàm lượng gel 98.1%, độ hấp thụ nước trong môi trường nước cất 320.8 g/g, nước muối sinh lý 63.5 g/g, độ bền kéo đứt 162.5 kPa và độ dãn dài khi đứt 31.8%.
Tài liệu tham khảo
[1]. Yusnaidar, Yusnaidar; Wirjosentono, Basuki; Thamrin, Thamrin; Eddiyanto, Eddiyanto (2017). “Synthesized Superabsorbent Based on Cellulose from Rice Straw for Controlled-Release of Urea”. Oriental Journal of Chemistry, 33(4), 1905–1913. doi:10.13005/ojc/330436.
[2]. Gao, Jiande; Yang, Qian; Ran, Feitian; Ma, Guofu; Lei, Ziqiang (2016). “Preparation and properties of novel eco-friendly superabsorbent composites based on raw wheat bran and clays”. Applied Clay Science, (), S0169131716303465. doi:10.1016/j.clay.2016.08.021.
[3]. Cheng, Wei-Min; Hu, Xiang-Ming; Wang, De-Ming; Liu, Guo-Hua (2015). “Preparation and Characteristics of Corn Straw-Co-AMPS-Co-AA Superabsorbent Hydrogel”. Polymers, 7(11), 2431–2445. doi:10.3390/polym7111522.
[4]. Wan, T.; Huang, R.; Xiong, L.; Zhao, Q.; Luo, L.; Zhang, H.; Cai, G. (2014). “Swelling behaviors and gel strength studies of wheat straw-composite superabsorbent”. Journal of Composite Materials, 48(19), 2341–2348. doi:10.1177/0021998313498102.
[5]. Gülten Gürdağ; Muzaffer Yaşar; M. Ali Gürkaynak (1997). “Graft copolymerization of acrylic acid on cellulose: Reaction kinetics of copolymerization”. 66(5), 929–934. doi:10.1002/(sici)1097-4628(19971031)66:5<929::aid-app13>3.0.co;2-i.
[6]. K. C. Gupta; Sujata Sahoo (2001). “Co(III) acetylacetonate-complex-initiated grafting of N-vinyl pyrrolidone on cellulose in aqueous media”, 81(9), 2286–2296. doi:10.1002/app.1669.
[7]. Poonam K. Dhiman; Inderjeet Kaur; R. K. Mahajan (2008). “Synthesis of a cellulose-grafted polymeric support and its application in the reductions of some carbonyl compounds”, 108(1), 99 –111. doi:10.1002/app.27423.
[8]. Lee, H.X.D.; Wong, H.S.; Buenfeld, N.R. (2018). “Effect of alkalinity and calcium concentration of pore solution on the swelling and ionic exchange of superabsorbent polymers in cement paste”. Cement and Concrete Composites, 88(), 150–164. doi:10.1016/j.cemconcomp.2018.02.005.
[9]. Phan Thị Minh Ngọc, Bùi Chương (2011), “Cơ sở hóa học Polyme, Tập 1”, NXB Bách Khoa Hà Nội.
[10]. Gao, Jiande; Liu, Jin; Peng, Hui; Wang, Yaya; Cheng, Sha; Lei, Ziqiang (2018). “Preparation of a low-cost and eco-friendly superabsorbent composite based on wheat bran and laterite for potential application in Chinese herbal medicine growth”. Royal Society Open Science, 5(5), 180007–. doi:10.1098/rsos.180007.
[11]. D.R. Biswal; R.P. Singh (2004). “Characterisation of carboxymethyl cellulose and polyacrylamide graft copolymer”, 57(4), 379–387. doi:10.1016/j.carbpol.2004.04.020.
[12]. Xie, Y.; Wang, A. (2009). “Effects of Modified Vermiculite on Water Absorbency and Swelling Behavior of Chitosan-g-Poly(Acrylic Acid)/Vermiculite Superabsorbent Composite”. Journal of Composite Materials, 43(21), 2401–2417. doi:10.1177/0021998309344644.