Tính toán mô phỏng lan truyền carbon monoxit trong không khí quanh trường bắn bằng mô hình khí tượng aermod

139 lượt xem

Các tác giả

  • Trần Tuấn Việt Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Trần Ngọc Lam Tuyền Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Nguyễn Thị Ngọc Phượng Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự
  • Trần Hải Nam Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7
  • Nguyễn Tất Thành Viện Nhiệt đới môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

DOI:

https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2022.237-243

Từ khóa:

Lan truyền CO; Kiểm soát ô nhiễm không khí; TAMP; AERMOD.

Tóm tắt

Trường bắn là nơi huấn luyện, diễn tập bắn đạn thật, hội thi, hội thao, kiểm tra, thử nghiệm vũ khí và hủy các loại bom đạn quá hạn sử dụng. Bên cạnh việc phát sinh các nguồn gây ô nhiễm như nước thải, chất thải rắn, hoạt động của trường bắn cũng phát thải một số chất ô nhiễm không khí, một trong những sản phẩm chính từ quá trình cháy nổ này là carbon monoxit (CO). Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mô phỏng quá trình lan truyền CO trong không khí từ hoạt động của trường bắn trên cơ sở ứng dụng hệ mô hình khí tượng TAPM và mô hình chất lượng không khí AERMOD. Kết quả từ mô hình cho thấy chỉ một số thời điểm ngắn trong năm có nồng độ CO trung bình một giờ cao nhất là 51.193 µg/m3 ở vùng diện tích là 200m x 200m ở ngay trong khu vực bắn. Kết quả mô phỏng cũng được ứng dụng xây dựng các kịch bản nhằm kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí phát sinh từ hoạt động này góp phần bảo vệ môi trường không khí xung quanh.

Tài liệu tham khảo

[1]. Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (US.EPA), https://www.epa.gov/co-pollution/basic-information-about-carbon-monoxide-co-outdoor-air-pollution#Effects (truy cập ngày 28/7/2021).

[2]. Peter Hurley, Peter Manins, Sunhee Lee, Rhonda Boyle, Yuk Leung Ng, Piyaratne Dewundege, “Year-long, high-resolution, urban airshed modelling: verification of TAPM predictions of smog and particles in Melbourne, Australia”, Atmospheric Environment 37, 1899-1910, (2003). DOI: https://doi.org/10.1016/S1352-2310(03)00047-5

[3]. Peter Hurley, Mary Edwards and Ashok Luhar, “Evaluation of TAPM V4 for several meteorological and air pollution datasets”, Air Quality & Climate Change, 43-3, 19-24, (2009).

[4]. Cục Quân Khí /Tổng cục Kỹ thuật, “Sổ tay Hướng dẫn sử dụng súng pháo, khí tài, đạn dược ở Trung đoàn và lữu đoàn pháo mặt đất”, NXB Quân đội nhân dân, 2009 (Lưu hành nội bộ).

[5]. Ngô Văn Giao, “Tính chất thuốc phóng và nhiên liệu tên lửa”, Học viện Kỹ thuật quân sự, (2005).

[6]. Phạm Hiển, Phạm Quốc Hùng, Ngô Thế Khuê (dịch), “Thuốc phóng thuốc nổ”, Học Viện Kỹ thuật quân sự, (1987).

[7]. Ho Quoc Bang, Alain Clappier, Golay François, “Air pollution forecast for Ho Chi Minh City, Vietnam in 2015 and 2020”, Air Quality, Atmosphere & Health, Vol. 4, Issue 2, pp 145-158, (2011). DOI: https://doi.org/10.1007/s11869-010-0087-2

[8]. Viện Nhiệt đới môi trường, “Quan trắc và phân tích môi trường vùng đất liền 2 và lắng đọng a xít khu vực miền Trung”, Nhiệm vụ Bộ Quốc Phòng, (2020).

Tải xuống

Đã Xuất bản

23-12-2022

Cách trích dẫn

Trần Tuấn Việt, Trần Ngọc Lam Tuyền, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Trần Hải Nam, và Nguyễn Tất Thành. “Tính toán Mô phỏng Lan truyền Carbon Monoxit Trong không Khí Quanh trường bắn bằng Mô hình Khí tượng Aermod”. Tạp Chí Nghiên cứu Khoa học Và Công nghệ quân sự, số p.h FEE, Tháng Chạp 2022, tr 237-43, doi:10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2022.237-243.

Số

Chuyên mục

Nghiên cứu khoa học

##category.category##

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả