Nghiên cứu khả năng chịu nhiệt của polyme ưa-kỵ nước sử dụng trong tăng cường thu hồi dầu
167 lượt xemDOI:
https://doi.org/10.54939/1859-1043.j.mst.FEE.2023.251-255Từ khóa:
Công nghệ bơm ép polyme; Polyacrylamid; Polyme ưa-kỵ nước; Khả năng chịu nhiệt; EOR.Tóm tắt
Polyme ưa-kỵ nước (hydrophobically associating polyacryamide-HAP) khác với polyme hòa tan trong nước truyền thống (hydrolysis polyacrylamids-HPAM) ở chỗ chúng được cấu tạo từ các monome có nhóm kỵ-nước trên chuỗi HAP, chúng có khả năng tạo liên kết vật lý dạng mixen trong dung dịch nước. Cấu trúc này mang lại các đặc tính lưu biến và hấp phụ riêng biệt cho HAP, làm cho chúng trở nên có những tính chất ưu việt trong các ứng dụng tăng cường thu hồi dầu (EOR). Các kết quả thí nghiệm chỉ ra rằng, ở nồng độ thấp, dung dịch polyme ưa-kỵ nước cải thiện đáng kể khả năng thu hồi dầu, với độ dịch chuyển profile ổn định hơn và hiệu quả quét tốt hơn so với polyme thông thường ở cùng nồng độ. Điểm hấp dẫn chính của các polyme ưa-kỵ nước này là khả năng tăng cường độ nhớt đáng kể so với các polyme truyền thống và khả năng duy trì độ nhớt trong điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao. Trong bài báo này, nhóm tác giả khảo sát khả năng ổn định nhiệt (chịu nhiệt) của polyme ưa-kỵ nước thông qua chỉ tiêu về độ nhớt của dung dịch khi thử ở nhiệt độ khác nhau, qua đó khẳng định khả năng ứng dụng polyme được tổng hợp trong phòng thí nghiệm của Viện Hóa học-Vật liệu, Viện KH-CN quân sự trong công nghệ bơm ép nhằm tăng cường thu hồi dầu trong điều kiện vỉa tầng Miocene hạ của các mỏ dầu trên thềm lục địa Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
[1]. Phùng Đình Thực. “Một số giải pháp công nghệ và kỹ thuật góp phần nâng cao sản lượng giếng dầu và hệ số thu hồi dầu mỏ Bạch Hổ”. Hội thảo: Nâng cao hệ số thu hồi dầu mỏ Bạch Hổ., Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, (2002).
[2]. Nguyễn Hữu Trung và cộng sự, “Nghiên cứu khả năng ứng dụng phức hệ Polyme để bơm ép trong móng nứt nẻ tại các giếng khoan ở thềm lục địa Việt Nam nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu khí”, Viện Dầu khí Việt Nam, số 5, (1996).
[3]. Phạm Trường Giang, Trần Đình Kiên, Hoàng Linh, Đinh Đức Huy, Trần Xuân Quý, Phan Vũ Anh, Phạm Chí Đức, Lê Thế Hùng, Phạm Văn Tú, Trần Đăng Tú, Vương Việt Nga và Lưu Đình Tùng, “Đánh giá khả năng và xây dựng kế hoạch thử nghiệm bơm ép polymer cho tầng Miocene dưới mỏ Bạch Hổ nhằm nâng cao hệ số thu hồi dầu”, Tạp chí Dầu khí, Số 8, trang 44 - 52, (2018).
[4]. Akstinat, M.H “Polymers for enhanced oil recovery in reservoirs of extremely high salinities and high temperatures”. Paper SPE 8979 presented at the SPE Fifth International Symposium on Oilfield and Geothermal Chemistry, Stanford, 28–30, (1980). DOI: 10.1016/j.egyr.2020.11.247. DOI: https://doi.org/10.2118/8979-MS
[5]. Chen, H., Zhang, S.H., Chu, Y.B., Yang, H.X., Liu, F.L. “Development and application of hydrophobically associating polymer gel in high-temperature and high-salinity reservoirs for profile modification”. Oilfield Chemistry Vol. 21 (4), 343–346, (2004).
[6]. Tan H, Tam KC, Tirtaatmadja V, Jenkins RD, Bassett DR. “Extensional properties of model hydrophobically modified alkali-soluble associative (HASE) polymer solutions”. J Nonnewton Fluid Mech; 92(2–3):167–85, (2000). https://doi.org/10.1016/S0377-0257(00)00093-8. DOI: https://doi.org/10.1016/S0377-0257(00)00093-8
[7]. Abdala AA. “Solution rheology & microstructure of associative polymers”. Doctoral Dissertation Raleigh (USA): North Carolina State University; Vol. 6, (2002).
[8]. Tan H, Tam KC, Jenkins RD, “Rheological properties of semidilute hydrophobically modified alkali-soluble emulsion polymers in sodium dodecyl sulfate and salt solutions”, Langmuir Vol. 3, 16(13):5600–6, (2000). https://doi.org/10.1021/la991691. DOI: https://doi.org/10.1021/la991691j